- Răng số 7 đảm nhận chức năng ăn nhai vô cùng quan trọng. Tuy nhiên đôi khi răng khôn (răng số 8) mọc xiên, mọc lệch, chèn ép sang bên cạnh vô tình làm cho răng số 7 bị sâu và đau nhức. Sâu răng số 7 có biểu hiện như thế nào? Cách điều trị nào triệt để nhất? Dưới đây bác sĩ sẽ giải đáp cụ thể để mọi người hiểu rõ hơn nhé.
Mục lục
- Vị trí và tầm quan trọng của răng số 7, răng số 8
- Vì sao răng khôn mọc lệch làm cho răng số 7 bị sâu?
- Một số biến chứng khác khi răng khôn mọc đâm vào răng số 7
- Các dấu hiệu nhận biết răng số 7 bị sâu do răng khôn
- Các mức độ sâu răng khác nhau của răng số 7
- Những cách điều trị sâu răng số 7 do răng khôn
- Hướng dẫn cách phòng tránh bị sâu răng số 7
- Mách bạn địa chỉ điều trị răng sâu và nhổ răng khôn hiệu quả
Vị trí và tầm quan trọng của răng số 7, răng số 8
Vị trí và cấu tạo của răng số 7
Răng số 7 là răng cối lớn thứ 2, nằm giữa răng số 6 và răng số 8 được tính từ răng cửa (số 1). Với người chưa có răng khôn thì răng số 7 sẽ ở vị trí cuối cùng. Với người trưởng thành, cung hàm gồm 4 răng số 7 là 2 răng hàm trên và 2 răng hàm dưới.
Cấu tạo của răng khôn gồm 3 phần là men răng, ngà răng và tuỷ răng xếp theo chiều từ ngoài vào trong.
– Men răng: Nằm ngoài cùng có nhiệm vụ bao bọc toàn bộ các phần bên trong. Cấu tạo của men răng chứa nhiều muối vô cơ, khoáng chất như nước, canxi, kali,… nên cứng chắc. Men răng có màu trong mờ. Phần này phân bổ trên 2 mặt răng và tập trung nhiều ở mặt nhai.
– Ngà răng: Là lớp nằm giữa, mềm hơn men răng, xốp, thấm và có tính đàn hồi. Thành phần chủ yếu của ngà răng chứa chất keo collagen với công dụng bảo vệ tuỷ răng. Phần ngà răng còn quyết định đến màu răng của mỗi người. Trên bề mặt ngà răng chứa dây thần kinh nên khi ăn đồ quá lạnh, nóng,… sẽ khiến bạn cảm thấy ê buốt.
– Tuỷ răng: Lớp nằm sâu trong cùng chứa mạch máu và dây thần kinh điều khiển hoạt động cơ học của hàm. Mỗi tủy răng có ống chân răng và buồng thân răng.
Ngoài cấu tạo cơ bản trên, răng số 7 sẽ phức tạp hơn khi có nhiều chân và ống tuỷ so với răng thông thường.
– Răng số 7 hàm trên có 3 chân, ở hàm dưới có 2 chân. Một số trường hợp đặc biệt, răng số 7 có ít hoặc nhiều chân hơn nên việc điều trị tương đối phức tạp.
– Răng số 7 thường có 3 ống tuỷ, riêng trường hợp đặc biệt sẽ gồm 4 ống tuỷ. Tuỷ răng đóng vai trò duy trì sự sống của răng. Tuy nhiên nếu bị tấn công dần dần thì tuỷ răng vẫn dễ dàng bị viêm nhiễm.
Vai trò của răng số 7
Răng số 7 cùng với răng hàm số 6 đảm nhận chức năng ăn nhai, nghiền nát thức ăn cực kỳ quan trọng. Sau đó thức ăn nghiền nhỏ sẽ được đẩy xuống dạ dày để tiêu hoá. Răng số 7 vốn mọc trong khoảng 12- 13 tuổi, là răng vĩnh viễn và chỉ mọc 1 lần. Do vậy nếu không chú ý vệ sinh cẩn thận rất dễ sâu răng. Răng số 7 mất đi sẽ không mọc lại mà chỉ có thể tìm các biện pháp khác.
Nếu mất răng số 7, việc ăn nhai gặp khó khăn, lực nhai yếu, thức ăn không được nghiền kỹ trước khi chuyển xuống hệ tiêu hoá sẽ ảnh hưởng đến dạ dày, đường ruột. Ngoài ra, mất răng số 7 còn dẫn tới tình trạng tiêu xương hàm, khoảng trống làm cho vụn thức ăn dễ mắc lại tăng nguy cơ mắc viêm nha chu, viêm lợi cho các răng lân cận,…
Vị trí, cấu tạo và vai trò của răng số 8
Răng số 8 hay răng khôn nằm ở vị trí cuối cùng trong góc hàm và thường mọc trong độ tuổi từ 18- 25 tuổi. Lúc này cấu trúc xương hàm đã ổn định, cứng chắc, lớp mô, niêm mạc phủ dày, các răng sắp xếp ổn định. Bởi vậy răng khôn thường có xu hướng mọc lệch, mọc ngầm, mọc xiên sang răng số 7. Răng số 8 mọc lên từng chút một dễ gây hiện tượng trùm lợi, tích tụ thức ăn nên hay bị sâu. Nếu không xử lý kịp thời, sâu răng số 8 còn lây lan vi khuẩn sang các răng khác.
Trên thực tế, răng số 8 mọc lên không hề có chức năng đặc biệt nào cả vì các răng còn lại đã đảm nhiệm rất tốt. Ngược lại, chúng còn gây ra rất nhiều phiền phức. Bạn nên đến gặp bác sĩ để thăm khám cụ thể và có biện pháp xử lý càng sớm càng tốt.
Thông tin hữu ích: Nhổ răng số 8 hàm trên bị sâu có nên nhổ bỏ không?
Vì sao răng khôn mọc lệch làm cho răng số 7 bị sâu?
Như đã chia sẻ ở trên, răng khôn (răng số 8) mọc cuối cùng trên cung hàm khi mà các răng còn lại đã ổn định vị trí. Khi không có chỗ, răng khôn có xu hướng mọc nghiêng, mọc lệch, mọc ngầm ở đủ các tư thế khác nhau. Kích thước của chúng lớn nên việc đâm vào răng số 7 là điều khó tránh khỏi.
Răng khôn khi mọc lệch đâm vào răng số 7 dễ dẫn đến lợi trùm một phần phía sau chính chiếc răng khôn, tạo túi lợi ảo đọng thức ăn, khó vệ sinh. Như vậy vi khuẩn càng có điều kiện phát triển gây sâu răng, viêm lợi, đau nhức, hôi miệng.
Ngoài ra, thức ăn dễ mắc vào kẽ giữa răng số 7 và răng khôn. Theo thời gian lỗ sâu hình thành nguy cơ cao sẽ bị viêm tuỷ, thậm chí phải nhổ bỏ nếu không được phát hiện kịp thời.
Một số biến chứng khác khi răng khôn mọc đâm vào răng số 7
Trường hợp răng khôn mọc đâm vào răng số 7 để lại nhiều biến chứng hay hậu quả nguy hiểm hơn bạn nghĩ.
– Nguy cơ viêm quanh thân răng khôn, viêm lợi kéo dài khi mà vụn thức ăn vẫn còn mắc lại, khó làm sạch triệt để. Vi khuẩn phân huỷ thức ăn còn làm cho hơi thở có mùi dù đã đánh răng thường xuyên.
– Răng khôn đâm vào răng số 7 có thể gây di chuyển, lệch lạc vị trí răng trước, đặc biệt là vùng răng cửa hàm dưới. Những bạn có răng mọc lệch lạc, chen chúc nhóm răng cửa hàm dưới thì răng có xu hướng lệch lạc tăng lên theo thời gian. Một phần từ lực đẩy do răng khôn gây ra.
– Dễ sâu răng và viêm tuỷ ở vị trí răng số 7, nguy cơ phải nhổ bỏ cao nếu không kịp thời phát hiện và xử lý. Theo nghiên cứu, khoảng 50% trường hợp răng khôn mọc lệch đâm vào răng số 7 chắc chắn gây sâu răng cho răng số 7. Đây là tỷ lệ rất cao trong y khoa.
Giải đáp: Mất răng số 6 và 7 có nguy hiểm không?
Các dấu hiệu nhận biết răng số 7 bị sâu do răng khôn
Răng số 7 bị sâu do răng khôn có thể ban đầu diễn biến âm thầm. Tuy nhiên sau một thời gian, bạn vẫn nhận ra được một số biểu hiện dưới đây.
– Răng bị đau nhức khi ăn nhai thức ăn hằng ngày. Cơn đau này thường không kéo dài mà chỉ một lát. Đến khi đau dữ dội, kéo dài nhiều giờ nghĩa là sâu răng đã trở nặng hơn.
– Răng nhạy cảm hơn, đặc biệt khi bạn ăn đồ nóng hoặc nặng. Bởi lúc này vi khuẩn đã tấn công vào bên trong răng, ảnh hưởng đến các dây thần kinh. Dưới tác động của nhiệt độ, răng của bạn sẽ nhạy cảm hơn.
– Bề mặt răng ngả màu, có thể từ trắng sang nâu, vàng rồi đen. Răng đổi màu khi răng đang gặp vấn đề về dinh dưỡng. Mà nguồn cung cấp dinh dưỡng bắt nguồn từ tuỷ răng. Nếu răng bị sâu vào tuỷ, quá trình cung cấp này sẽ bị gián đoạn.
– Xuất hiện các đốm đen và lỗ trên răng là dấu hiệu chắc chắn nhất cho thấy bạn đã bị sâu răng. Đây là biểu hiện của tình trạng sâu răng đang trở nên nghiêm trọng hơn. Men răng dần bị phá hủy, vi khuẩn xâm nhập sâu hơn vào phần ngà răng, thậm chí là tuỷ răng.
– Hơi thở có mùi hôi do các vụn thức ăn vẫn còn mắc lại, chưa được làm sạch hoàn toàn trong khoang miệng.
– Nướu bị sưng và có mủ xảy ra khi sâu răng đã ăn đến tủy hoặc sâu ở chân răng khiến nướu bị viêm nhiễm. Lúc này, khi đánh răng mạnh hoặc có lực tác động, nướu sẽ dễ bung mủ và chảy máu.
Các mức độ sâu răng khác nhau của răng số 7
Răng số 7 bị sâu sẽ trải qua các giai đoạn lần lượt từ sâu men răng đến ngà răng và nặng hơn là tuỷ răng.
– Giai đoạn 1: Sâu men răng
Phần ngoài của răng được bao bọc bởi men răng vô cùng cứng chắc. Tuy nhiên theo thời gian, lớp men này bị bào mòn bởi tuổi tác, thức ăn, nước uống hằng ngày,… Nếu không vệ sinh răng miệng cẩn thận, dần dần trên bề mặt răng xuất hiện các đốm trắng- dấu hiệu ban đầu của bệnh sâu răng.
– Giai đoạn 2: Sâu ngà răng
Sau khi men răng bị phá huỷ, vi khuẩn tiếp tục tấn công vào ngà răng. Lúc này, lỗ sâu sẽ to hơn, có cảm giác đau nhức khi ăn uống đồ quá nóng hoặc quá lạnh.
– Giai đoạn 3: Viêm tủy răng
Đến giai đoạn nguy hiểm hơn là viêm tuỷ răng. Vi khuẩn sâu răng làm tổn thương đến tuỷ răng dẫn tới tuỷ sưng to, đau nhức dữ dội.
Nhiều người quan tâm: Cách phát hiện răng sâu vào tủy và cách điều trị
– Giai đoạn 4: Chết tủy
Cuối cùng nếu không điều trị viêm tuỷ, tuỷ răng sẽ bị hoại tử và chết. Vi khuẩn sâu răng tiếp tục lây lan sang các tổ chức xung quanh răng như mô nướu, xương ổ răng, gây ra biến chứng nghiêm trọng như tiêu xương hàm,…
Những cách điều trị sâu răng số 7 do răng khôn
Điều trị tại nhà
Trường hợp răng số 7 sâu do răng khôn ở giai đoạn đầu, bạn có thể áp dụng một số cách giảm đau, hạn chế vi khuẩn phát triển bằng mẹo dân gian tại nhà. Ví dụ như dùng muối, trà xanh, lá bạc hà,…
– Nước muối
Nước muối vẫn được biết đến có khả năng giảm sưng đau hiệu quả, chữa lành vết thương, giúp loại bỏ phần nào mảnh vụn còn sót lại trong khoang miệng. Cách thực hiện: Bạn pha 2- 3 thìa café muối với nước ấm hoặc dùng nước muối sinh có sẵn và ngậm trong miệng khoảng 15 phút. Sau đó súc miệng lại sạch sẽ với nước sạch.
– Lá bạc hà
Lá bạc hà có chứa thành phần tinh dầu giúp gây tê, sát trùng nhẹ tại chỗ và điều trị hôi miệng hiệu quả. Bạn chỉ cần rửa sạch vài lá bạc hà, đun sôi với chút nước cùng muối. Sau đó để nguội bớt và súc miệng hằng ngày.
– Đinh hương
Hoạt chất Eugenol có trong đinh hương chiếm đến 80% nên có công dụng gây tê tự nhiên, chống viêm và kháng khuẩn tốt. Do vậy nó hỗ trợ trong việc chống nhiễm trùng răng, nướu. Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần dùng bông gòn thấm tinh dầu đinh hương rồi đặt lên vùng đau răng. Để khoảng 1 phút rồi súc miệng lại sạch sẽ.
– Trà xanh
Trà xanh cũng là nguyên liệu có thể hỗ trợ giảm sưng đau, giúp răng chắc khoẻ hơn. Bạn lấy 1 nắm lá trà xanh rửa sạch. Sau đó đun với chút nước cho loãng ra. Dùng nước này súc miệng mỗi ngày hoặc uống cũng được nhé.
– Lá ổi non
Chữa đau răng bằng lá ổi non là mẹo dân gian mà đến nay nhiều người vẫn đang áp dụng và cho kết quả tốt. Trong lá ổi non có chứa một số tinh chất giúp kháng viêm, diệt khuẩn tốt. Bạn có thể lấy vài lá ổi non, rửa sạch. Sau đó đun với chút nước và muối. Đợi nước nguội bớt thì dùng để súc miệng sạch sẽ là được.
– Gừng và tỏi
Với gia vị đơn giản trong bếp như gừng và tỏi, bạn đã có cách giảm đau hiệu quả, ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn. Trước tiên, bạn làm sạch vỏ và giã nát cả gừng và tỏi với một chút muối. Nhớ pha loãng một chút. Sau đó đắp lên vùng răng bị đau nhức. Để khoảng 1 phút rồi đánh răng lại sạch sẽ.
– Lá trầu không
Lá trầu không là nguyên liệu dân gian được truyền lại từ xa xưa giúp giảm đau, kháng viêm, đẩy lùi các triệu chứng sâu răng hiệu quả. Bạn lấy 2- 3 lá trầu không, rửa sạch sẽ, thái nhỏ và giã nát với chút muối. Sau đó thêm 10ml rượu rồi trộn đều. Vắt lấy nước cốt rồi dùng bông sạch chấm vào vị trí bị sâu răng. Để khoảng vài phút và súc miệng lại với nước sạch. Hoặc bạn đun nước lá trầu không với chút muối, đợi nước nguội thì súc miệng.
– Lá tía tô
Lá tía tô có chứa chất Perillaldehyd với khả năng diệt khuẩn, giảm sâu răng hiệu quả. Bạn chỉ cần lấy 1 nắm lá tía tô, ngâm với nước muối pha loãng. Sau đó giã nát hoặc xay nhuyễn, vắt lấy nước cốt. Dùng bông tăm thấm nước và bôi lên vị trí bị sâu răng. Cuối cùng súc miệng lại với nước sạch. Hoặc một cách khác là bạn đun sôi lá tía tô với 400ml nước trong 10 phút. Lọc lấy nước, cho thêm 1 thìa cafe muối rồi khuấy đều. Sau đó để nguội và súc miệng sau khi ăn.
Điều trị tại nha khoa
Dù áp dụng các phương pháp dân gian ở trên nhưng bạn vẫn cần đến gặp bác sĩ để thăm khám, biết chính xác tình trạng răng số 7 bị sâu ở giai đoạn nào. Sau đó bác sĩ sẽ có những cách điều trị thích hợp.
– Trám răng
Trám răng là cách điều trị răng số 7 bị sâu phổ biến. Bác sĩ sẽ nạo bỏ tổ chức sâu răng, viêm nhiễm rồi mới sử dụng vật liệu trám chuyên dụng để tạo hình miếng trám, bù đắp lên phần mô răng còn khuyết thiếu.
Vật liệu này thường là Composite, Amalgam hoặc Fuji nhưng được sử dụng nhiều nhất vẫn là Composite vì có màu sắc tương đồng như màu sắc răng thật, có độ chịu lực khá cao, không gây hại cho sức khỏe của bệnh nhân. Tuổi thọ miếng trám duy trì trong khoảng 3- 5 năm.
Trường hợp trám răng sâu thường áp dụng cho người bị sâu nhẹ, các lỗ sâu nhỏ li ti, chưa ảnh hưởng đến ngà răng, tuỷ răng. Trám răng giúp ngăn vi khuẩn xâm nhập và phát triển, giúp bảo vệ sức khỏe răng được tốt hơn. Quá trình thực hiện cũng rất nhanh chóng, nhẹ nhàng nên bạn không cần quá lo lắng.
– Bọc răng sứ
Bọc răng sứ là phương pháp bảo vệ răng số 7 khỏi tổn thương do sâu nặng hư tuỷ hoặc vỡ lớn bằng cách chữa tuỷ (tuỳ tình trạng răng hư tuỷ hay chưa). Bác sĩ sẽ mài một phần men răng bên ngoài theo đúng tỷ lệ thích hợp, sau đó chụp phần mão sứ lên trên. Nó giúp cải thiện các khiếm khuyết răng, đồng thời phục hồi chức năng ăn nhai bình thường và tăng tính thẩm mỹ cho hàm răng.
– Nhổ răng và phục hình
Với trường hợp răng số 7 bị sâu vỡ quá lớn, răng sâu nặng ảnh hưởng đến tuỷ, không thể cứu vãn thì bác sĩ buộc phải chỉ định nhổ răng. Điều này rất đáng tiếc nhưng vẫn phải thực hiện nhằm bảo vệ cho các răng còn lại. Sau đó bệnh nhân có thể chọn cách phục hình bằng cách làm cầu răng sứ hoặc cấy ghép implant.
Để biết chính xác tình trạng sâu răng đang ở mức độ nào, nên điều trị cách nào tốt nhất, bạn nên đến địa chỉ nha khoa uy tín càng sớm càng tốt.
Hướng dẫn cách phòng tránh bị sâu răng số 7
Để phòng tránh răng số 7 bị sâu, cách tốt nhất là bạn nên thăm khám cụ thể tình trạng của răng số 8 bên cạnh. Nếu răng số 8 mọc lệch, mọc ngầm, xiên xẹo có nguy cơ cao ảnh hưởng đến răng số 7 thì nên nhổ bỏ sớm. Hiện nay nha khoa rất phát triển nên việc nhổ răng khôn diễn ra hoàn toàn nhẹ nhàng, thoải mái.
Bên cạnh đó, bạn cần chú ý thêm một vài điều dưới đây:
– Chọn bàn chải đánh răng phù hợp, có đầu nhỏ, lông mềm. Nếu thích hiện đại hơn thì mua bàn chải điện với nhiều chế độ khác nhau. Đánh răng cẩn thận cả mặt trong, mặt ngoài và mặt nhai của răng. Sau đó sử dụng thêm chỉ nha khoa (máy tăm nước) và nước súc miệng chuyên dụng để loại bỏ triệt để vi khuẩn, mảng bám trong khoang miệng.
– Chế độ ăn uống khoa học, hợp lý, bổ sung thêm các loại vitamin B, C, E, K và khoáng chất như canxi, magie,… giúp tăng cường sức khoẻ cho răng.
– Hạn chế tối đa việc tiêu thụ các loại thực phẩm có chứa nhiều đường và tinh bột như kẹo ngọt, bánh ngọt, nước uống có ga,…
– Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, café, thuốc lá,…
– Loại bỏ các thói quen xấu ảnh hưởng đến răng như cắn đồ vật cứng, nghiến răng khi ngủ, dùng tăm xỉa răng,…
– Thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện và xử lý kịp thời nếu như phát hiện các biểu hiện của bệnh sâu răng.
Mách bạn địa chỉ điều trị răng sâu và nhổ răng khôn hiệu quả
Điều trị răng sâu và nhổ răng khôn tuy chỉ là kỹ thuật đơn giản nhưng vẫn đòi hỏi thực hiện ở nơi có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại. Với tinh thần làm việc hết mình, tận tâm với khách hàng, suốt 18 năm qua, nha khoa Thuý Đức trở thành địa chỉ tin cậy giúp bảo vệ hàm răng của bạn luôn khoẻ mạnh.
– Đội ngũ bác sĩ tại nha khoa Thuý Đức tốt nghiệp tại các trường Đại học danh tiếng, kinh nghiệm phong phú, tinh thần làm việc chuyên nghiệp.
– Luôn tiên phong trong việc áp dụng công nghệ hiện đại thuộc Top đầu thế giới như máy quét dấu răng Itero Lumina, máy quét dấu răng iTero 5D Plus, máy chụp phim X-quang Vatech Pax-i chụp Panorama, hệ thống máy CAD/CAM, máy nhổ răng khôn siêu âm Piezotome,… nhằm hỗ trợ bác sĩ lên phác đồ điều trị và thực hiện các thao tác chính xác nhất.
– Các phương pháp điều trị sâu răng như trám răng, bọc răng sứ, cấy ghép implant,… hay nhổ răng khôn được thực hiện chuẩn Y khoa, môi trường làm việc vô trùng tuyệt đối, mang đến hiệu quả cao.
– Chi phí thực hiện các dịch vụ minh bạch, rõ ràng và có nhiều ưu đãi hấp dẫn khác cho khách hàng.
Nếu có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc liên quan đến vấn đề điều trị răng sâu, răng hàm hoặc nhổ răng khôn, vui lòng liên hệ HOTLINE 093.186.3366 – 086.690.7886 hoặc đăng ký tư vấn (không mất phí) với bác sĩ nha khoa Thúy Đức để được hỗ trợ sớm nhất ĐĂNG KÝ